28/07/2022

Quy trình xây nhà với 6 bước cơ bản

MỤC LỤC

Quy trình xây nhà giúp chủ nhà định hình và sắp xếp được những việc cần làm giữa muôn vàn các việc quan trọng để xây dựng nên 1 công trình ưng ý.

Tậu trâu lấy vợ làm nhà là 3 việc quan trọng của đời người.

Trong cuộc sống hiện đại, với việc hàng loạt nhà xây sẵn hay chung cư đã hoàn thiện bán sang nhượng, thì việc xây nhà vẫn mang lại ý nghĩa lớn và khác biệt, bởi lẽ ngôi nhà do chính mình xây dựng sẽ hiện thực hóa mọi mong ước cá nhân, bạn sẽ kiểm soát và lựa chọn được nguyên vật liệu xây dựng, đảm bảo sở hữu một ngôi nhà với chất lượng và thiết kế theo đúng nguyện vọng của bạn chứ không phải 1 công trình công nghiệp xây sẵn sản xuất hàng loạt. Mọi công lao đều là xứng đáng.

 Vậy mời quý vị cùng A&More tìm hiểu về quy trình xây nhà.

I/ TRƯỚC KHI XÂY:

  1. Định hình trong đầu trước về cấu trúc ngôi nhà bạn muốn xây.
  2. Thiết kế nhà. (Lựa chọn đơn vị thiết kế, tốt nhất là vừa thiết kế cùng thi công để bản vẽ trở nên giống thực tế nhất có thể).
  3. Xin cấp giấy phép xây dựng.
  4. Tìm hiểu, so sánh và lựa chọn các nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín đảm bảo.
  5. Tham khảo và tìm kiếm các đội thợ (thợ dỡ nhà, thợ xây nhà, thợ điện nước…hoặc tìm kiếm đơn vị nhận thi công.
  6. Tìm kiếm nhà trọ (nếu các gia chủ muốn xây lại nhà đang ở) và chuyển đến chỗ ở tạm. Tốt nhất nên lựa chọn chỗ ở tạm gần với nhà đang xây cũng như thuận tiện sinh hoạt gia đình (gần trường các con gần chỗ làm).

II/ CHUẨN BỊ MẶT BẰNG

  1. Tiến hành phá dỡ nhà cũ (nếu có).
  2. Tập kết nguyên vật liệu (nếu không có mặt bằng có thể gửi lại tại kho của nhà cung cấp và gọi hàng theo đợt).
  3. Sắp xếp khu vực nghỉ lại cho công nhân.
  4. Tiến hành che chắn, bạt phủ đảm bảo tránh ảnh hưởng xung quanh. Thông báo cho hàng xóm về việc xây dựng của gia đình.
  5. Thiết kế chuẩn bị đường điện đường nước phục vụ việc xây dựng.

III/ TIẾN HÀNH XÂY DỰNG

Phần ngầm và xây thô

Phần việc này được ví như khung xương của ngôi nhà, hết sức quan trọng để bạn có được 1 ngôi nhà chắc chắn bền vững với thời gian.

  1. Động thổ, đào móng, đóng cọc tre, cọc gỗ, cọc cát… ép cọc bê tông
  2. Làm phần móng, hầm nhà, đường cống, đường thoát nước, bể nước, bể phốt và các công trình ngầm trong nhà
  3. Làm khung nhà: cốp pha, sắt thép, đổ bê tông cột dầm sàn các tầng
  4. Xây thô. Làm đường điện nước, internet, chèn khuôn cửa…
  5. Làm mái nhà.

Xem thêm bài viết liên quan:

>>>>>>>Tầm quan trọng của ánh sáng trong thiết kế nội thất

>>>>>>>Thiết kế sân thượng đẹp và tối ưu công năng

IV/ HOÀN THIỆN

  1. Trát bên ngoài và bên trong công trình.
  2. Lát nền, đóng trần.
  3. Làm mộc: cửa chính, cửa sổ, bếp, cầu thang.
  4. Sơn tong, sơn ngoài và sơn chống thấm.
  5. Lắp đặt các thiết bị đèn, máy lạnh, bồn nước…
  6. Lắp đặt thiết bị vệ sinh và phòng tắm.
  7. Đặt may rèm cửa
  8. Mua sắm các trang thiết bị nội thất và điện tử gia dụng trong nhà.
  9. Kiểm tra và nghiệm thu công trình. Yêu cầu nhà thầu điều chỉnh các sai sót.
  10. Vệ sinh dọn dẹp sạch sẽ trước khi chuyển vào ở.

V/ PHẦN SÂN VƯỜN

Hiện nay không phải căn nhà nào cũng sở hữu sân vườn, vậy nên nếu như bạn may mắn sở hữu cho mình một khoảng sân mảnh vườn trước nhà quả thực vô cùng lý tưởng. Chăm sóc tạo nên một sân vườn đẹp sẽ gây ấn tượng cho bất cứ khách quan nào trước cả khi bước vào bên trong nhà bạn. Sân vườn đẹp là không gian lý tưởng cho các thành viên trong gia đình thư giãn, cảm nhận cái đẹp của tự nhiên, tạo nên sự xanh mát cho ngôi nhà.

  1. Lát nền
  2. Dựng cổng vào, bờ rào, vách ngăn
  3. Tạo hồ nước, tiểu cảnh, bồn hoa.
  4. Trồng cây, trải thảm cỏ.

VI/ GIÁM SÁT XÂY DỰNG VÀ NGHIỆM THU

Việc giám sát và nghiệm thu được thực hiện thường xuyên và liên tục giúp cho chủ nhà tích kiệm chi phí và thời gian thi công công trình cũng như chất lượng công trình được đảm bảo, các điểm bất hợp lý được điều chỉnh kịp thời.

Giám sát

Gia chủ có thể trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát (nếu có thời gian và kiến thức), hoặc nhờ người thân đáng tin cậy hay thuê các công ty giám sát có uy tín.

  1. Thường xuyên theo dõi chất lượng thi công của nhà thầu. Kiểm tra vật tư có đúng mẫu mã, chất lượng, quy cách hàng như đã đặt trước đó.
  2. Kiểm tra số lượng vật tư cần thiết có đủ cho tiến độ công trình.
  3. Thúc đẩy thi công nhằm bảo đảm tiến độ đã đặt ra.
  4. Thường xuyên kiểm tra công tác thực hiện an toàn lao động khi thi công.

Nghiệm thu

Chủ nhà, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn thiết kế nghiệm thu và lập biên bản. Công trình cần đạt yêu cầu về chất lượng công trình, sát với bản vẽ, các vấn đề phát sinh được xử lý.

  1. Nghiệm thu từng hạng mục cụ thể
  2. Lập bảng thống kê để dễ theo dõi. Do trong việc xây nhà sẽ có rất nhiều hạng mục cũng như các yếu tố cần ghi chép tổng hợp thông tin tránh bỏ sót.
  3. Các bên có liên quan phải có trách nhiệm sửa chữa và khắc phục nếu có sự cố. Trước đó khi ký hợp đồng cần có các điều khoản rõ ràng về trách nhiệm của các bên.
  4. Sau khi kiểm tra và ký vào biên bản nghiệm thu sẽ tiến hành thanh toán cho các nhà thầu.
  5. Các bộ phận bị che khuất của công trình (ví dụ hầm, hố, đường ống nước, điện âm tường…) phải được nghiệm thu và làm bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

Trên đây chính là quy trình chuẩn để xây dựng nên một căn nhà, hy vọng qua bài viết "Quy trình xây nhà với 6 bước cơ bản" quý vị đã tìm được những thông tin hữu ích cho mình. A&More mong được có cơ hội đồng hành cùng quý vị trong công cuộc dựng xây nên không gian sống mơ ước.

-----------------------------------------------------------------------------------

A&MORE - Công ty CP kiến trúc và đầu tư xây dựng Hà Nội

Tinh hoa trong từng chi tiết – Kiến thiết đẳng cấp thượng lưu

  • Website: https://amore-architecture.vn/ http://amore-luxury.vn/
  • Hotline: 024.3399.3333 / 098.365.6995
  • Email: info@amore-architecture.vn
  • Văn phòng: Tòa nhà 34/28B Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội
  • Nhà máy: Tổ 21, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tin tức khác:

20 Cách để nâng cấp phòng khách của bạn

Tìm hiểu về 4 loại vật liệu lát sàn trong công trình nhà ở cao cấp

Thiết kế sân thượng đẹp và tối ưu công năng

6 Lưu ý khi bố trí ánh sáng trong phòng trẻ sơ sinh

Màu trắng trong thiết kế nội thất