19/09/2022

Công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam

Công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nhưng đang là một trong những xu hướng đang phát triển và ngày càng được nhiều người ưa thích.

Kiến trúc xanh góp phần giảm thiểu ô nhiễm, thân thiện với môi trường, tích kiệm điện nước và tốt cho sức khỏe con người.

Tại nhiều giải thưởng kiến trúc, yếu tố “xanh” là một trong những tiêu chí đánh giá công trình có giá trị cao.

Nguyên vật liệu xây dựng trong kiến trúc xanh

Với sự phát triển của các công trình kiến trúc xanh, thị trường nguyên vật liệu xanh cũng đang ngày càng phát triển đa dạng hóa với các nhà cung cấp cũng như nguyên vật liệu mới với các tính chất ưu việt.

Việc lựa chọn nguyên vật liệu trong kiến trúc xanh đa phần sẽ phức tạp hơn so với thông thường, bởi cần đảm bảo vật liệu vừa đạt độ bền vừa tác dụng hiệu quả lại tích kiệm chi phí.

Các nguyên vật liệu tác động lớn đóng góp đến việc tạo ra một kiến trúc xanh chủ yếu gồm các thành phần kết cấu nên mái che, tấm ốp, sàn, tường, xi măng, sắt, thép, sơn và nội thất.

Top 5 công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam nổi tiếng được nhiều người biết đến

1. Atlas Hotel Hoian do đơn vị VTN Architects thực hiện.

2. The HUT do đơn vị 23o5 studio thực hiện.

3. Tropical Forest do đơn vị Tayone Design Studio thực hiện.

4. Binh House do đơn vị VTN Architects thực hiện.

5. An’garden Café do Le House thực hiện.

Top 5 công trình kiến trúc xanh nổi tiếng trên thế giới

  1. Tòa nhà The White Walls tại cộng hòa Sip
  2. Công trình xanh trường nghệ thuật tại Singpore
  3. Ngôi nhà Meera với không gian xanh ấn tượng
  4. Công trình xanh ấn tượng Marina Bay Sands tại Singapore
  5. Công trình xanh phát triển Beddington ở Anh

Kiến trúc xanh bao gồm 6 xu hướng kiến trúc sau:

  1. Kiến trúc khí hậu (phù hợp khí hậu thời tiết tại từng quốc gia khác nhau)
  2. Kiến trúc môi trường (tránh ảnh hưởng tới môi trường)
  3. Kiến trúc sinh khí hậu (hình dạng tòa nhà mô phỏng các yếu tố của thiên nhiên)
  4. Kiến trúc sinh thái (phù hợp với môi trường sinh thái)
  5. Kiến trúc hiệu quả và tích kiệm năng lượng (tích kiệm điện nước năng lượng)
  6. Kiến trúc thích ứng (phù hợp nhu cầu đặc biệt của người sử dụng cũng như môi trường địa lý sống của người sử dụng)

Ưu điểm của kiến trúc xanh

  • Tốt cho sức khỏe của người sinh sống bên trong cũng như hạn chế tổn hại môi trường nói chung. Các công trình xanh giúp giảm lượng khí thải nhà kính, giảm bớt chất thải rắn, nâng cao chất lượng nước, góp phần bảo vệ hệ sinh thái.
  • Đem lại sự mềm mại và xanh mát cho kiến trúc bên ngoài tòa nhà, giảm nét khô cứng góc cạnh của các bức tường.
  • Chi phí vận hành các công trình kiến trúc xanh bao giờ cũng thấp hơn so với thông thường. Ngoài ra các công trình kiến trúc xanh thường tập trung phát huy tính bền vững và lâu dài vậy nên bất động sản xanh thường có giá trị đầu tư, giữ vững giá trị.

Một số bất cập hiện nay trong các công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam

  • Trên thực tế hiện nay nhiều công trình tại Việt Nam được gán mác kiến trúc xanh tuy nhiên chỉ trên tính hình thức, như một cách PR marketing cho dự án. Người mua không thực sự được hưởng các tiện ích này.
  • Việc thiết kế kiến trúc xanh cũng cần cân đối nhiều tình hình thực tế khí hậu thời tiết tại Việt Nam.
  • Kinh phí để xây dựng nên 1 công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cao đòi hỏi kinh phí khá lớn, đây cũng là một trong những rào cản khiến nhiều người còn ngần ngại khi lựa chọn “xanh” cho kiến trúc của mình.

Hy vọng bài viết “Công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam” đã mang lại những thông tin hữu ích cho quý vị độc giả.

Mời quý vị xem thêm các bài viết khác tại 2 website của A&More cũng như mong được có cơ hội hợp tác kiến tạo nên các công trình nhà ở cũng như văn phòng, cơ sở kinh doanh, đem lại sự hài lòng cho quý vị.


A&MORE - Công ty CP kiến trúc và đầu tư xây dựng Hà Nội

Tinh hoa trong từng chi tiết – Kiến thiết đẳng cấp thượng lưu

Tin tức khác:

Phong cách Hitech – Xu thế nội thất của tương lai

6 Lưu ý khi bố trí ánh sáng trong phòng trẻ sơ sinh

Thiết kế nội thất biệt thự cao cấp và sang trọng - Công trình Glamour villa tại Phú Diễn - Hà Nội

Tiêu chuẩn thiết kế khách sạn 4 sao cao cấp

Có nên để phòng thờ ở tầng 1 hay không?